Tìm hiểu về mạng lưới Ripple và nguyên lý hoạt động của XRP
Ripple là gì?
Ripple là tên gọi chung của một loại tiền tệ kỹ thuật số (XRP) và một hệ thống thanh toán mở. Đây là một hệ thống phân tán mã nguồn mở vẫn nằm trong giai đoạn beta. Mục đích chính của mạng lưới Ripple là giúp cho mọi người có thể sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, Paypal, ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác với một mức phí rất thấp cùng quá trình xử lý nhanh chóng.
Nhà mật mã trưởng của Ripple – David Schawartz so sánh chức năng của Ripple với mạng Internet như sau:
“Hệ thống thanh toán ngày nay giống như email của thập niên 80. Mỗi một nhà cung cấp xây dựng một hệ thống riêng cho khách hàng của họ và không thể tương tác với nhau. Ripple ra đời giúp kết nối các hệ thống thanh toán khác nhau lại với nhau.”
Thông tin cơ bản
Tên Altcoin: Ripple
Mã token: XRP
Blockchain riêng: có
Website: https://ripple.com/xrp/
Thông tin kỹ thuật: Github
Tổng lượng token cung cấp: 100,000,000,000 XRP
Tổng lượng token hiện lưu hành: 99,991,826,231 XRP
Giá XRP thời điểm hiện tại: $0.47
Lược sử hình thành
Một điều thú vị ít người biết về Ripple là dự án này còn lâu đời hơn cả Bitcoin. Bắt đầu vào năm 2004, với cha đẻ là Ryan Fugger. Sau đó, Jed McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz tham gia và triển khai ý tưởng của Ryan qua một công ty tên là OpenCoin, với khá nhiều chức năng giống như Blockchain. Năm 2012, Ripple chính thức được thành lập và CEO đầu tiên là Chris Larsen, được chống lưng bởi các quỹ đầu tư trong đó có Google Ventures và Andressen Horowitz.
Đội ngũ lãnh đạo của Ripple
Giao thức của Ripple được xây dựng bởi công ty OpenCoin – với Chris Larsen là Giám đốc Điều hành và Jed McCaleb là Giám đốc Công nghệ. McCaleb đến từ Sàn Mt. Gox và Larsen là Nhà đồng sáng lập và lãnh đạo công ty tài chính E-LOAN. Đồng thời các thành viên khác của Ripple là những người rất am hiểu về nền tảng Bitcoin.
Ripple có giống Bitcoin không ?
Câu trả lời là có thể giống ở một vài phương diện. Như đơn vị XRP của Ripple là một loại tiền kỹ thuật số dựa vào công thức toán học và số lượng phát hành bị hạn chế. Cả 2 loại tiền tệ này đều sử dụng giao dịch mạng ngang hàng P2P mà không cần bên thứ ba can thiệp. Đồng thời cả hai đều cung cấp những khả năng bảo mật chống bị làm giả.
Nhưng mục đích của Ripple là hỗ trợ cho Bitcoin, chứ không làm đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới Ripple thiết kế phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, cho dù đó có phải là USD, Euro, Bảng Anh hay Bitcoin.
Là một mạng phân tán, Ripple không bị phụ thuộc vào công ty quản lý nào, do đó các dữ liệu giao dịch được đảm bảo, không cần chờ xác nhận mà có thể đi qua mạng một cách nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của Ripple
Chắc chắn khi tìm hiểu về khái niệm Ripple là gì, những nhà đầu tư mới bắt đầu sẽ tự hỏi nó có gì khác với đồng tiền điện tử Bitcoin.
Mặc dù cả 2 loại tiền tệ này đều sử dụng giao dịch mạng ngang hàng P2P mà không cần bên thứ ba can thiệp, XRP chỉ được xây dựng trên một mạng lưới giống như Blockchain chứ không phải Blockchain. Đồng Ripple chỉ mất 4 giây để xử lý quá trình giao dịch vì hoạt động của nó ít hơn đáng kể so với Bitcoin, với 100 tỷ XRP đã tồn tại trên nền tảng.
Vào tháng 5 năm 2017, công ty cam kết sẽ khóa 55 tỷ XRP trong 55 hợp đồng thông minh khác nhau, chủ yếu là hàng tỷ USD tiền ký quỹ. Mỗi tháng, một hợp đồng sẽ phát hành 1 tỷ XRP vào thị trường. Chuyện này xảy ra là các nhà đầu tư lo sợ rằng XRP sẽ đột ngột giảm giá khi nhà phát triển ồ ạt phát hành hàng tỷ XRP mà nó đang nắm giữ vào thị trường.Việc khóa XRP sẽ có tác động giống như việc khai thác của các loại tiền tệ khác như Bitcoin và đảm bảo rằng đồng tiền sẽ giữ giá của nó tăng đều đặn.
Tuy nhiên nghiêm túc mà nói thì không có gì để cản trở công ty Ripple phát hành thêm XRP trong tương lai.
Nguyên lý hoạt động của XRP
XRP là một đồng tiền điện tử. Nó tồn tại trong mạng lưới Ripple. Được sử dụng như là một “chốt chặn cuối cùng”. Có nghĩa nếu 2 bên không đủ tin tưởng nhau để thực hiện giao dịch, thì việc đó sẽ được thực hiện thông qua đồng XRP.
Đồng XRP đồng thời cũng được sử dụng để làm phí giao dịch và để chặn những giao dịch trái phép diễn ra trong hệ thống. Tất cả những bên liên quan khi muốn cập nhật phương thức của sổ cái XRP đều phải trả phí bằng XRP. Thường chỉ là một khoản rất nhỏ, như 0.00001 XRP. Phí này không thuộc về ai và sẽ bị đốt, khiến cho lượng cung của XRP sẽ giảm dần theo thời gian.
Giá trị của Ripple
Ripple sẽ phát hành 100 tỷ XRP, với 38 tỷ sẽ được lưu thông và 62 tỷ thuộc về công ty (trong đó 55 tỷ sẽ được niêm trong quỹ escrow).
Ứng dụng Ripple – XRP
Nền tảng Ripple đã được chấp nhận bởi các ngân hàng, cho phép hợp pháp hóa quá trình thanh toán và ít nhất, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn về loại tiền này. Trong khi Bitcoin và các loại tiền tệ mã hóa khác được xem là đang cạnh tranh với các ngân hàng.
Với điều đó, tương lai của Ripple phụ thuộc hoàn toàn vào việc các ngân hàng áp dụng nền tảng này và sự tập trung của những người hỗ trợ chắc chắn là điều cần thiết. Khi nhiều ngân hàng tham gia vào mạng lưới, giá của XRP có thể sẽ tăng vọt, thúc đẩy nhiều người tham gia và lôi kéo các ngân hàng khác gia nhập nền tảng này.
Nếu không có ngân hàng thì nền tảng này và đồng XRP có thể sẽ chết, và các nhà đầu tư cũng sẽ rời bỏ nó. May mắn thay, điều đó dường như không xảy ra trong tương lai.
Đối tác của Ripple
Hiện nay, các tổ chức sau đang hoạt động trong môi trường thử nghiệm (sandbox) của RippleNet.
- Currencies Direct
- ViAmericas
- Mercury FX
- Santander
- MoneyGram
- Cambridge
- ZipRemit
- WesternUnion
- IDT
- Cuallix
- WestPac
- Banca Intesa SanPaolo
- Macquarie
- Natixis
- Nordea
- Scotia Bank
- National Australia Bank
- Bank of Montreal
- Barclays
- CIBC
- Royal Bank of Canada
Một điều đáng chú ý là phần lớn những tổ chức ở trên đã có trạng thái thử nghiệm trong hệ thống từ tháng 10/2016. Điều này cho thấy đã có một quá trình xem xét đánh giá hệ thống Ripple rất kỹ lưỡng. Khi những cái tên ở trên công bố chính thức hợp tác với Ripple sẽ tạo ra một ảnh hưởng lớn đến giá trị thị trường của XRP.
Các sản phẩm chính của Ripple
xCurrent là gì?
Được xây dựng trên sổ cái phân tán gọi là Interledger (Liên Sổ cái), xCurrent không hoạt động dựa trên cùng công nghệ của XRP (XRP sử dụng hệ thống riêng biệt gọi là XRP Ledger – Sổ cái XRP).
Lưu ý là: Interledger được xây dựng bởi các nhân viên điều hành của Ripple, chứ không được quản lý bởi công ty – nó được ấp ủ trong nhóm World Web Consortium (W3C), được quản lý bởi một tổ chức phi lợi nhuận lâu đời chuyên về tiêu chuẩn internet.
Do đó, mục tiêu chính của xCurrent là để cung cấp khả năng hoạt động liên kết giữa bất kỳ và tất cả loại tiền tệ nào, không chỉ riêng cryptocurrency mà thôi.
Bằng cách kết nối giá trị trong một số tiền tệ, xCurrent cho phép ngân hàng giao dịch với nhau, thậm chí nếu người gửi muốn trả bằng USD mà người nhận lại muốn nhận bằng Euro.
Sản phẩm này cũng có nền tảng tin nhắn “sử dụng để điều phối thông tin giao dịch giữa ngân hàng,” cho phép ngân hàng gửi dữ liệu qua lại.
Nền tảng nhắn tin này cập nhật theo thời gian thực. Nên những lỗi đơn giản, như là lỗi đánh máy tên người nhận, sẽ không làm trì hoãn quá trình xử lý thanh toán. Một chức năng khác nữa là cho phép thanh toán được dò lại từ điểm cuối, trong khi vẫn có thể đảm bảo sự riêng tư của khách hàng.
CTO (*) của Ripple – Stefan Thomas giải thích rằng:
“xCurrent cung cấp một mã nguồn đơn giản hỗ trợ các bên đối tác giao dịch chuyển tiền trong khi vẫn giữ bí mật thông tin thanh toán khách hàng của ngân hàng.”
(*CTO – Cheft Technology Office: Giám đốc công nghệ)
Vì vậy, dù có đồn đoán rằng XRP phải làm việc với khách hàng của xCurrent, thì sản phẩm này tự nó không hề phụ thuộc vào cryptocurrency.
Tương tự cách xCurrent có thể xử lý USD, Euro, và các loại tiền pháp định khác, cũng như Bitcoin, Ether và cryptocurrency khác – XRP có thể được giao dịch trong hệ thống của xCurrent.
xRapid là gì?
XRapid là một công cụ sẽ sử dụng các tài sản đã được XRP số hóa để cung cấp tiền mặt theo yêu cầu cho người dùng dành cho các giao dịch chuyển tiền quốc tế. Các khách hàng của RippleNet có thể thực hiện các giao dịch có tính thanh khoản và đảm bảo được việc đầu bên kia sẽ nhận được tiền mặt. Vào tháng 5, Ripple đã bắt đầu giới thiệu giải pháp tài chính XRapid có thể giúp tiết kiện được 40 – 70% chi phí khi só với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế truyền thống. Các giao dịch sẽ được thực hiện trong 2 ngày. Nhanh hơn nhiều so với những cách truyền thống.
Khi đọc qua những ý kiến trên Internet, về cách thức hoạt động của XRapid. Có thể thấy rằng đại đa số người sử dụng vẫn chưa nắm được cách mà các giao dịch sẽ được thực hiện trên XRapid. Phần lớn vẫn đang kỳ vọng khi XRapid đi vào hoạt động giá trị của nó sẽ rơi vào khoảng 90 triệu USD, đẩy giá XRP lên 10 USD.
Theo lời CEO của Ripple Brad Garlinghouse, đến cuối năm 2018 sẽ có những giao dịch chuyển tiền quốc tế đầu tiên sử dụng XRapid. Nhưng để XRapid có thể thành công, cần có một hệ sinh thái những đối tác trao đổi tài sản số hóa ở khắp nơi trên thế giới.
Ripple đã phát biểu rằng trong năm nay mục tiêu chính của họ là đưa XRP lên nhiều sàn giao dịch nhất có thể. Quả thực, XRP đã có mặt trên nhiều sàn giao dịch trong thời gian gần đây. Bằng cách này, có thể sẽ sinh ra các cặp trao đổi giữa XRP và tiền pháp định. Để đảm bảo được hoạt động của XRapid, sẽ cần một lượng thanh khoản ổn định. Việc này sẽ được sàn giao dịch Market Makers đảm bảo.
Vào ngày 16/8/2018, Ripple tuyên bố:”Hôm nay, chúng tôi hân hạnh công bố rằng Bittrex sẽ là sàn giao dịch tài sản số được khuyến nghị cho các thông qua đồng USD. Thêm vào đó, Bitso và Coin.ph sẽ là các sàn được khuyến nghị cho các giao dịch thông qua đồng Peso của Mexico và Philippine.”
Trong giai đoạn khi XRapid đang phát triển, tính thanh khoản của XRP sẽ thấp. Việc này là bình thường. Nhưng tính thanh khoản ở đây có nghĩa là gì? Thanh khoản có nghĩa một số những tài sản số hóa của XRP sẽ được trao đổi thông qua các sàn giao dịch. Tính thanh khoản càng cao, giá XRP sẽ càng giảm. Để nâng cao tính thanh khoản, XRP cần có mặt trên nhiều sàn giao dịch nhất có thể. Và những sàn giao dịch cần phải hỗ trợ những cặp trao đổi giữa XRP và tiền pháp định. Những sàn giao dịch chỉ hỗ trợ trao đổi giữa XRP và BTC sẽ không có đóng góp trong quá trình vận hành của XRapid. Các sàn giao dịch sẽ cần phải tăng mạnh việc trao đổi XRP. Ví dụ như Bittrex hiện tại đang chiếm 1% trong tổng số các giao dịch XRP.
Khi tính thanh khoản của XRapid đã đủ mạnh, các sàn giao dịch như Bitbank khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền quốc tế sẽ có thể hỗ trợ việc trao đổi giữa XRP và JPY (yên Nhật). Hiện tại sàn giao dịch đang chiếm 15% tổng số các giao dịch XRP. Đảm bảo được tính thanh khoản của XRapid và tạo ra các cặp trao đổi giữa XRP và tiền pháp định sẽ là một quá trình lâu dài.
Dưới đây là một ví dụ về quy trình giao dịch chuyển tiền Mỹ đến Mexico:
- Một tổ chức tài chính có tài khoản trên Bittrex sẽ gửi USD thông qua XRapid, số tiền này ngay lập tức được chuyển sang XRP.
- Giao dịch của số XRP này sẽ được ghi lên sổ cái của blockchain XRP.
- Bitso – sử dụng quỹ tiền mặt của mình – ngay lập tức chuyển đổi số XRP này thành tiền địa phương, được gửi vào một tài khoản ngân hàng được chỉ định trước.
Mình có đọc một giả thuyết rằng giá của XRP sẽ tăng khi có một lượng tiền lớn được giao dịch thông qua XRapid. Giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý nhưng rõ ràng tác giả chưa bao giờ theo dõi biến động giá cả trên các sàn giao dịch. Dưới đây là một ví dụ của giả thuyết này:
Giả định rằng có một lượng XRP được bán trên một sàn giao dịch trong khoảng giá từ 0.25 đến 1 USD. Sẽ cần khoảng 10 triệu USD để tăng giá XRP từ 0.25 lên 1 USD. Nếu XRapid có thể thực hiện một giao dịch giá trị 10 triệu USD trên sàn này, thì giá XRP sẽ ngay lập tức tăng lên 1 USD.
Chuyện như trên tất nhiên sẽ không thể xảy ra. Khi bạn cố gắng mua một lượng lớn XRP, càng nhiều lệnh bán được xử lý giá sẽ càng giảm.
RippleNet (XRapid) sẽ không cho phép những giao dịch chuyển tiền quốc tế nếu số lượng thanh khoản không đủ và giá XRP bị tụt xuống dưới mức cho phép. Bằng cách này, phí giao dịch sẽ được duy trì ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo được giao dịch có thể thành công. Thiếu tính thanh khoản sẽ dẫn đến việc trượt giá và làm tăng phí giao dịch. Một trong những mục tiêu của XRapid đó là giảm phí giao dịch. Tăng tính thanh khoản cũng sẽ hạn chế được việc trượt giá của XRP.
Trong những năm tới, tính thanh khoản của XRP trên các sàn giao dịch sẽ tăng mạnh. Ba năm trước, thị trường crypto và XRP thu hút được rất ít vốn đầu tư. Nhưng bây giờ vốn hóa của thị trường đã tăng mạnh so với ba năm trước. Crypto là một thị trường còn non trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển. XRP là một trong những dự án thuộc thị trường này sẽ thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong tương lai. Bằng cách này, XRP sẽ được hưởng lợi khi sở hữu một nguồn vốn dồi dào.
xVia là gì?
Ripple cũng quan tâm đến việc thu hút khách hàng sang sử dụng sản phẩm xVia – một giao diện thanh toán thiết kế để giúp trải nghiệm xCurrent và xRapid của người dùng trực quan hơn.
Tương tự như cách WhatsApp ẩn giấu hoạt động đầy phức tạp bên dưới nền tảng nhắn tin trực tuyến tức thời với một giao diện người dùng thân thiện. xVia có vẻ như là mặt nạ bên trên các thanh toán phức tạp giữa hệ sản phẩm của Ripple.
xVia không sử dụng đồng cryptocurrency mặc định là XRP, mặc dù đó là một trong những lựa chọn.
Cũng như xCurrent cho phép người dùng theo dấu các thanh toán, xVia tương tự vậy, cho phép người dùng in ra hóa đơn của giao dịch.
Gần đây, hai nhà cung cấp thanh toán là Beetech ở Brazil và Zip Remit ở Canada – đã thông báo kế hoạch sử dụng sản phẩm này.
Tuy thế, cộng đồng vẫn còn nhiều nhầm lẫn giữa các sản phẩm chồng chéo nhau của Ripple. Tương lai ứng dụng của start-up này cần được giải thích rõ ràng và dễ hiểu hơn.
Nguồn cung của Ripple
XRP có tổng cung là 100 tỷ coin được tạo ra ngay từ đầu, cho đến hiện tại không có dấu hiệu là XRP sẽ được đào hoặc tạo thêm. Ripple cũng sẽ không bị lạm phát khi mỗi giao dịch trong mạng lưới sẽ làm cho một lượng nhỏ XRP bị đốt.
Tính năng này hoạt động liên tục và được thiết kế để đảm bảo sự ổn định của sổ cái và ngăn chặn kẻ xấu spam hệ thống (phí giao dịch sẽ tăng dần tỷ lệ thuận với mức tải của RippleNet.)
Một yếu tố quan trọng khác phải kể đến đó là sự 60% lượng coin XRP được nắm giữ bởi công ty Ripple cộng thêm số coin được mỗi nhà sáng lập nắm giữ lúc ban đầu.
Tháng 12/2017, Ripple đã chuyển một lượng lớn coin (55 tỷ) vào một giao kèo được lên lịch sẽ trả ra 1 tỷ coin mỗi tháng, được công ty sử dụng để kêu gọi thêm các đối tác tham gia vào hệ thống. Điều này đảm bảo được một phần lượng cung của XRP trên thị trường.
Tuy nhiên dù hệ thống sẽ không tự tạo thêm coin và những nhà kiểm toán độc lập sẽ được thêm vào trong RippleNet, nhưng có một thực tế là công ty Ripple vẫn đang kiểm soát phần lớn số lượng coin Ripple.
Cho đến hiện tại, công ty vẫn chưa cho thấy họ sẽ dùng số coin đang nắm giữ để thao túng giá thị trường. Họ thâm chí còn khẳng định với các đối tác là số coin này sẽ chỉ được dùng để nâng cấp hệ thống.
Mặc dù Ripple mong muốn mang đến sự minh bạch và đảm bảo cho lượng cung của XRP, nhưng đã có rất nhiều trường hợp các dự án sẽ thay đổi định hướng và hành động của họ theo một hướng khác.
Ưu điểm của Ripple
Ripple có tiềm năng trở thành một lựa chọn an toàn dành cho nhà đầu tư. Kể cả khi thị trường đi xuống thì với sự đỡ đầu của nhiều tổ chức lớn, Ripple vẫn có thể duy trì được sự phát triển.
Không chỉ vì những tiện ích của nó mà còn là những mối quan hệ với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, giá XRP sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, nên việc đảm bảo cho giá trị của Ripple là thấp.
Nhược điểm của Ripple
Thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một khi sự đón nhận này không còn thì sẽ rất nguy hiểm.
Nhiều người cho rằng sự liên kết giữa Ripple và ngân hàng là đi ngược lại bản chất của tiền điện tử, khi công nghệ này được bắt nguồn từ tính chất phi tập trung.
Mua bán, giao dịch Ripple ở đâu?
Ripple là một đồng tiền lớn trong thị trường tiền điện tử, vì vậy, nó được hỗ trợ ở gần như tất cả các sàn lớn như Binance, Huobi, Bittrex…
Ở Việt Nam các bạn có thể dễ dàng mua XRP từ các trang web như santienao, remitano hoặc qua các sàn giao dịch OTC.
Lưu trữ XRP – Ví nào trữ Ripple tốt nhất?
Hiện nay có rất nhiều ví có thể tích trữ an toàn như Trezor, Ledger Nano S, tuy nhiên mình sử dụng ví Trezor vì nó có rất nhiều ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, lưu trữ được nhiều loại tiền ảo khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, Zcash, Dash và nhiều loại Altcoins khác.
Tiềm năng của Ripple
Năm ngoái, thị trường tiền điện tử đã có một đợt uptrend ngoạn mục. Ripple XRP đồng thời đã có một sự tăng trưởng 35000% trong khoảng thời gian đó. Khởi điểm với giá là 0.006 USD vào tháng 1/2017 và đạt 2.80 USD vào cuối tháng 12/2017. Không dừng lại ở đó, XRP tiếp tục chinh phục thêm mốc 3.80 vào tuần đầu của năm 2018. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đến từ việc công nghệ của Ripple được ủng hộ bởi rất nhiều các ngân hàng và công ty thanh toán lớn. Những tin tức về sự hợp tác với các ngân hàng Nhật Bản và các công ty thanh toán đã làm tăng thêm sự tin tưởng của các nhà đầu tư.
Những chuyên gia về crypto đánh giá XRP là đồng tiền cho thấy có nhiều dấu hiệu tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Đây là kết quả của việc hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính và các công ty thẻ tín dụng lớn. Hệ sinh thái của Ripple đang được mở rộng khi ngày càng có nhiều đơn vị tham gia. Đáng chú ý trong đó có American Express và Santandar. Ripple là đồng tiền điện tử duy nhất đã tối ưu được việc chuyển tiền giữa Mỹ và Châu Âu. Thúc đẩy sự phát triển về hợp tác làm ăn giữa 2 châu lục.
Rất nhiều ngân hàng ở Nhật cũng đã tuyên bố sẽ đưa Ripple vào như một lựa chọn thanh toán. Đồng thời rất nhiều công ty thẻ tín dụng ở Nhật đã dùng Ripple để thanh toán cho khách hàng. Đáng chú ý nhất trong đó là công ty SBI tại Nhật và Châu Á.
Trong thời gian tới, khi mà những quy định về kiểm soát nguồn vốn thông qua tiền ảo được ban hành, Ripple sẽ là một trong những đồng tiền lớn nhất góp phần vào việc giao dịch giữa các quốc gia. Bởi XRP không chỉ là một đồng tiền điện tử, nó là một nền tảng thanh toán sử dụng công nghệ blockchain mới nhất trong việc giao dịch tiền tệ.
Nguồn Tổng hợp